1. Độ tuổi mang thai thích hợp nhất
Bạn có biết thời điểm nào dễ mang thai nhất trong cuộc đời con người.
Căn cứ vào mức độ trưởng thành sinh lý bình thường của cơ thể, độ tuổi phát triển tốt nhất ở nam giới là 27-35 tuổi, và nữ giới là 25-35 tuổi.
Nam giới ở độ tuổi 27-35, hoóc-môn sinh trưởng tốt nhất, khả năng sinh dục cũng ở trạng thái tốt nhất, chất lượng tinh trùng cao.
Nhưng sau tuổi 35, cơ thể nam giới bắt đầu giảm hoóc-môn, bình quân sau mỗi năm giảm 1%, chất lượng và số lượng tinh trùng cũng không được đảm bảo, như vậy sẽ có ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe của thai nhi. Do đó, độ tuổi sinh sản tốt nhất ở nam giới là từ 27-35 tuổi.
Mặc dù cơ thể nữ giới ở tuổi 20 đã bước vào thời kỳ thành thục, có thể kết hôn, sinh sản, nhưng đây chỉ là sự thành thục của cơ quan sinh sản và sinh lý buồng trứng.
Bởi ở độ tuổi này tâm lý và hiểu biết xã hội vẫn chưa thành thục, do đó độ tuổi này chưa phải là độ tuổi tốt nhất để mang thai.
Nữ giới ngoài 35 tuổi, chức năng buồng trứng đã suy yếu, chất lượng trứng cũng giảm thấp, khả năng thụ thai cũng thấp.
Nếu có thể thụ thai thì thai nhi có nhiều khả năng bị dị tật, tỉ lệ lưu sản sau khi mang thai tăng cao, tỉ lệ sinh khó cũng tăng cao, do đó giới hạn độ tuổi mang thai tốt nhất là dưới 35 tuổi.
Nữ giới ở tuổi 25-35, đã có sự thành thục về sinh lý, chất lượng trứng cao, sinh lực sung mãn, dễ dàng tiếp nhận các kiến thức về thụ thai, mang thai, và chăm sóc con.
Nếu mang thai và sinh sản thì ít rủi ro, thai nhi phát triển khỏe mạnh, điều này cũng có lợi cho cơ thể người mẹ và thai nhi, do đó độ tuổi mang thai phù hợp là 25-35 tuổi, trong đó thời điểm dễ mang thai nhất là 25-30 tuổi.
2. Thời điểm nào dễ mang thai nhất trong năm?
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, tổ chức đại não của thai nhi bắt đầu hình thành và phân hóa.
Lúc này, các nhân tố trong tử cung rất mẫn cảm, cần được cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ và an toàn từ cơ thể người mẹ.
Do đó, chọn mùa mang thai tốt nhất đặc biệt có lợi cho em bé trong việc phát triển đại não tốt nhất.
Quá trình nghiên cứu phát hiện ra rằng vào mùa thu hoạt động của tinh trùng là mạnh nhất, trong đó tháng 7-9 là thời điểm dễ mang thai nhất, trong thời điểm này nếu có thụ thai, thì thai nhi trong tử cung ít bị nhiễm bệnh do virut.
Sau ba tháng đầu thai kỳ có hiện tượng nghén, khó chịu thì đúng vào lúc thời tiết thuận lợi, rau quả đúng mùa thu hoạch, thực phẩm phong phú, tươi ngon hợp khẩu vị, rất phù hợp cho việc bổ sung dinh dưỡng và vitamin, điều tiết ăn uống, có lợi cho việc phát triển của thai nhi.
Xem thêm: Ăn Gì Trong 3 Tháng Đầu Để Con Thông Minh (KHÔNG THỂ BỎ QUA)
3. Thời điểm nào dễ mang thai nhất trong ngày?
Biểu hiện tâm lý và trạng thái cơ năng của con người biến đổi liên tục trong vòng 24h trong ngày.
Thời điểm buổi sáng từ 7h-12h, trạng thái cơ năng của cơ thể hưng vượng nhất; thời điểm buổi trưa từ 1h-2h đây là lúc trạng thái cơ thể thấp nhất trong ngày; thời điểm 5h chiêu trạng thái cơ thể lại tăng lên, thời điểm sau 11h đêm trạng thái cơ thể lại xuống thấp.
Tóm lại, thời điểm tốt nhất để thụ thai là 9h-10h tối, như vậy sau khi giao hợp, người phụ nữ nằm ngủ giúp tinh trùng hoạt động, tăng cơ hội gặp gờ cho tinh trùng và trứng.
4- Ba hoàn cảnh không dễ để thụ thai
Bạn đã biết những thời điểm mang thai tốt nhất, vậy những thời điểm nào không dễ mang thai nhất
Khi đi du lịch
Trong thời gian đi du lịch, vợ chồng thường phải đi lại nhiều, tiêu hao năng lượng, hơn nữa lại có sự thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên thiếu ngủ, chế độ dinh dưỡng trong ngày cũng thay đổi.
Điều này không những ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng và trứng, còn có nhiều tác động tới tử cung, dẫn đến những hậu quả không mong muốn trong quá trình mang thai như lưu sản, sảy thai.
Do đó, trong khi đi du lịch không nên thụ thai.
Trong thời gian sử dụng thuốc tránh thai
Bất kể là việc sử dụng thuốc tránh thai uống hay thuốc đặt thì việc thụ thai trong thời gian này đều gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho tinh trùng và trứng.
Nếu bạn vẫn đang sử dụng thuốc tránh thai mà vẫn mang thai và sinh con thì tỷ lệ trẻ dị tật tăng cao, đẻ non thiếu tháng, có sự khác biệt về cân nặng và đặc điểm sinh trưởng và phát triển với những trẻ mang thai bình thường khác.
Sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai cũng không nên lập tức có thai. Thuốc tránh thai vẫn còn có tác dụng ức chế việc rụng trứng, và làm xáo trộn sự phát triển niêm mạc tử cung.
Với những phụ nữ sử dụng thuốc uống tránh thai lâu dài, tốt nhất nên dừng thuốc trước khi mang thai sáu tháng, trong thời gian tạm thời không dùng thuốc tránh thai có thể sử dụng những phương pháp tránh thai an toàn khác.
Như vậy mới có thể khiến nội mạc tử cung và chức năng rụng trứng hoàn toàn hồi phục sau sáu tháng không sử dụng thuốc.
Sau sinh non hoặc thai lưu
Sau khi sinh thiếu tháng hoặc thai lưu cũng không nên có thai ngay. Bời vì sau sinh non hoặc thai lưu, chức năng sinh sản và chu kỳ kinh nguyệt tạm thời vẫn chưa hoàn toàn hồi phục, tử cung bị tổn thương, đặc biệt với những phụ nữ đã từng phẫu thuật.
Nếu có thai ngay thì rất dễ bị thai lưu và nó sẽ lặp lại có hệ thống. Do đó, sau sáu tháng mới nên mang thai trở lại.
Tìm hiểu thêm về: Chuỗi bài viết hướng dẫn thai giáo.
Mọi thắc mắc về vấn đề thai kỳ và nuôi con, cũng như cần tư vấn về thời trang, vui lòng liên hệ
Facebook: facebook.com/thoitrangbabautimo
Zalo: zalo.me/860522628961198132
Website: thoitrangbabautimo.com /
Hotline: 0562150344
Email: thoitrangbabautimo@gmail.com