Có phải thai nhi trong bụng mẹ không biết gì?
Thời gian dài trước đây, chúng ta đã từng cho rằng, quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, trẻ chỉ có thể ngủ, không hề nhận biết bất cứ thứ gì từ thế giới bên ngoài. Nhưng từ kinh nghiệm có thực và thực tế nghiên cứu đã khẳng định điều đó không hề chuẩn xác.
Gần đây, những khả năng của thai nhi đã ngày càng thu hút sự quan tâm của mọi người. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia y học nổi tiếng Hoa Kỳ đã cho thấy rõ rằng, số lượng tế bào đại não của thai nhi 6 tháng tuổi đã gần bằng trẻ sinh ra, các cơ quan cảm giác đã gần như hoàn thiện, đã có phản ứng với những kích thích trong và ngoài cơ thể người mẹ.
Nếu tiến hành thai giáo cho thai nhi tại thời điểm này thì chúng ta sẽ có được hiệu quả cao.
Bạn có thể sẽ quan tâm: Thai giáo là gì? Thai giáo có giúp trẻ thông minh hơn?
1- Trong quá trình phát triển thai nhi có thể cảm nhận được âm thanh
Thai phụ chú ý là có thể phát hiện thấy rằng, những tiếng ồn ào hoặc tiếng còi xe ôtô đã thường xuyên tạo ra những hoạt động của thai nhi, điều này nói lên rằng thai nhi và thế giới bên ngoài có quan hệ với nhau.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, trong quá trình phát triển nhịp tim của thai nhi có thể gia tăng khi tiếp xúc với âm thanh của thế giới bên ngoài, trong thời gian mang thai từ tuần 30 – 34, xấp xỉ 80% thai nhi có khả năng phản ứng như vậy, đến tuần thứ 40, hầu hết thai nhi đều có phản ứng như vậy, điều này cho thấy rằng thai nhi có thể nghe được âm thanh.
2- Khả năng ngôn ngữ của thai nhi
Một thai nhi ở Hoa Kỳ đã trải qua bài học ngôn ngữ trong bụng mẹ, sau khi chào đời đến tuần thứ 9 đã có thể phản ứng với giai điệu và lời chào.
Có thể thấy, một sinh linh bé nhỏ đã có khả năng học ngôn ngữ từ trong thời kỳ mang thai, vì vậy thai phụ nên nắm bắt cơ hội để tiến hành luyện tập ngôn ngữ phù hợp với thai nhi, bồi dưỡng tiềm năng của thai nhi, để nâng cao năng lực ngôn ngữ tương ứng.
3- Trong quá trình phát triển thai nhi hình thành khả năng ghi nhớ
Hiện nay, chúng ta đã công nhận sự thật rằng thai nhi cũng có khả năng ghi nhớ. Chi huy dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng của Canada, Bo Edge đã từng nói: “Khi tôi còn trẻ, tôi đã phát hiện ra bản thân có điều gì đó khác thường, khi lần đầu tiên lên sân khấu, tôi đã có thể không cần nhìn bản nhạc mà chỉ huy, hoàn toàn không có sai sót nào cả, âm luật của tiếng đàn luôn tác động không ngừng tới bộ não của tôi.”
Sau này mọi người mới phát hiện ra rằng, bản nhạc mà ông chỉ huy lần đầu tiên là bản nhạc mẹ ông vẫn thường đàn khi ông còn trong bụng mẹ. Có thể thấy, quan hệ giữa người mẹ và thai nhi đã tồn tại sự giao lưu cảm ứng mãnh liệt, dài lâu.
4- Thai nhi có khả năng cảm nhận thay đổi sáng tối
Nghiên cứu đã cho thấy rằng trong quá trình phát triển của thai nhi, từ khi mới hình thành thai nhi không chỉ mở to mắt, mà còn có thể quay đầu theo hướng có ánh sáng khi chiếu tia sáng từ loại đèn chiếu vào phần da bụng của thai phụ.
Điều đáng thuyết phục hơn là, khi trẻ mới sinh chỉ có thể nhìn được vật thể gần trong vòng từ 30 cm – 40 cm, nó tương ứng với khả năng thị giác của thai nhi trong tử cung. Điều này chứng tỏ thai nhi có cảm nhận về sáng tối.
Nhưng phát triển năng lực thị giác của thai nhi tương đối muộn, đến tháng thứ 7 của thai kỳ, cơ quan thị giác mới bắt đầu hoàn thiện để có thể tiếp nhận tín hiệu truyền đạt thông qua mắt, mới có thể phân biệt sáng tối ở bên ngoài, và mới trực tiếp trải nghiệm cảm nhận thị giác như của mẹ.
Từ đó, thông qua việc chiếu sáng phù hợp, chúng ta có thể giúp năng lực thị giác của thai nhi hoàn thiện sớm nhất
5- Thai nhi vận động trong tử cung
Sau khi thai nhi dần hình thành và phát triển, có thể cử động được tứ chi, những động tác này có thể giúp các cơ của thai nhi phát triển.
Đây là những hoạt động đầu tiên trong quá trình phát triển của thai nhi.
Khoảng từ tuần thứ 8 trớ đi, cột sống của thai nhi đã bắt đầu có những cử động rất nhỏ, thời điểm này, các bà mẹ chưa cảm nhận được. Bắt đầu từ sau tuần 16, tứ chi của thai nhi đã phát triển hoàn toàn, bắt đầu có thể có những hoạt động linh hoạt hơn, thông thường từ thời điểm này người mẹ sẽ cảm nhận được cử động của thai nhi.
6- Trong quá trình phát triển thai nhi cũng cảm nhận được mùi vị
Các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm rất thú vị, họ cho một số các thai phụ sau khi mang thai được ba tháng sử dụng nước ép cà rốt, một nhóm khác thì không sử dụng.
Kết quả là: những đứa trẻ đã từng tiếp xúc với nước ép cà rốt, sau khi ra đời không những dễ dàng tiếp nhận loại thực phẩm này mà còn tỏ ra rất thích thú; còn với những trẻ chưa từng tiếp xúc với nước ép cà rốt thì đều tỏ ra không mấy thích thú.
Có thể thấy, thai nhi trong tử cung có thể nếm được mùi vị của thức ăn, và quen thuộc với những hương vị thực phẩm mà người mẹ đã từng ăn trong thời gian mang thai.
7- Thai nhi có xúc giác tinh nhanh
Sự phát triển xúc giác của thai nhi tương đối sớm, thậm chí trong các chức năng cảm giác thì thính giác là phát triển nhất. Khi thai phụ dùng tay xoa hoặc vỗ nhẹ tăng áp lực thì thai nhi có thể phản ứng lại. Điều này cho thấy thai nhi đã thông qua thần kinh xúc giác để cảm nhận những tác động từ bên ngoài, hơn thế phản ứng cũng dần dần linh hoạt hơn.
8- Thai nhi biết khóc, biết cười và biết tức giận
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy thai nhi có thể phản ứng tương đồng với những biểu hiện cảm xúc của thai phụ, nếu cảm xúc của thai phụ tiêu cực, thì tốc độ hoạt động của thai nhi tăng cao; vị trí ngồi của thai phụ tạo áp lực lên tử cung, thì thai nhi cũng có thể có những tác động biểu thị thái độ phản kháng. Do đo, thai nhi không chỉ ở trạng thái ngủ sâu trong tử cung mà cũng biết vui, biết buồn, biết yêu thương, giận hờn.
9- Thai nhi cũng có tính cách và thói quen riêng
Tử cung của người mẹ là môi trường đầu tiên trong cuộc đời của thai nhi, môi trường đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc hình thành, phát triển tính cách và thói quen của thai nhi.
Trong môi trường tử cung, thai nhi sẽ cảm nhận được sự ấm áp, hài hòa, yêu thương, sẽ có những tương đồng tâm hồn từ mẹ tới thai nhi, có thể dần hình thành những nền móng tính cách tốt đẹp cho thai nhi như tình yêu cuộc sống, linh hoạt hướng ngoại, quả cảm tự tin…
Thói quen sinh hoạt của thai nhi biểu hiện khi ngủ và thức giấc tuần tự ở các tuần. Mặc dù, cuộc sống trong tử cung không sáng lung linh như khi chào đời, nhưng thông qua những thói quen của thai phụ, thai nhi có thể phân biệt được ngày đêm bằng bộ não của mình.
Tìm hiểu thêm về: Chuỗi bài viết hướng dẫn thai giáo.
Mọi thắc mắc về vấn đề thai kỳ và nuôi con, cũng như cần tư vấn về thời trang, vui lòng liên hệ
Facebook: facebook.com/thoitrangbabautimo
Website: https://thoitrangbabautimo.com
Hotline: 0562150344
Email: thoitrangbabautimo@gmail.com